Sản xuất thức ăn chăn nuôi toàn cầu: Tăng trưởng trong bối cảnh bất ổn

Bất chấp những thách thức toàn cầu như lạm phát, chi phí nguyên liệu cao, biến đổi khí hậu và xung đột địa chính trị, ngành thức ăn chăn nuôi vẫn tiếp tục ghi nhận tăng trưởng trong năm 2024.

Hồi phục sản lượng: Sự bật lên ở châu Phi, châu Mỹ và châu Âu

Báo cáo Alltech Agri-Food Outlook 2025 ghi nhận tổng sản lượng thức ăn chăn nuôi đạt 1.396 tỷ tấn, tăng 1,2% so với năm trước. Đây là kết quả phản ánh sự phục hồi có chọn lọc của nhiều khu vực, cũng như sự năng động của các ngành chăn nuôi chủ lực.

Năm 2024, các khu vực đang phát triển ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, đặc biệt là châu Phi với mức tăng 7,2%, tương đương hơn 3,8 triệu tấn thức ăn chăn nuôi bổ sung. Đây là tín hiệu tích cực khi khu vực này đang đẩy mạnh mô hình trang trại nhỏ và hỗ trợ sản xuất nội địa. Bên cạnh đó, Mỹ Latinh và châu Âu tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng đều đặn ở mức 3,6% và 2,7%, nhờ vào sự cải thiện về năng suất và tối ưu hóa công nghệ sản xuất. Ngược lại, châu Á – Thái Bình Dương giảm nhẹ 0,8%, chủ yếu do điều chỉnh trong chính sách kiểm soát sản xuất tại Trung Quốc nhằm cân bằng cung cầu và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, các quốc gia như Việt Nam, Án Độ vẫn giữ được nhịp tăng trưởng ổn định.

Số liệu trong Alltech Agri-Food Outlook được cập nhật liên tục trong năm khi có dữ liệu chính thức mới. Dữ liệu năm 2023 đã được điều chỉnh để phản ánh số liệu cuối cùng

Bảng 1 – Sản lượng thức ăn chăn nuôi theo khu vực

Khu vực

Sản lượng năm 2024 (triệu tấn) Sản lượng năm 2023 (triệu tấn) – đã điều chỉnh Tăng trưởng (triệu tấn)

Tăng trưởng (%)

Châu Phi

57,787

53,895 3,893

7,2%

Châu Á – TBD

533,137

537,251 (4,114)

-0,8%

Châu Âu

267,761

260,779 6,982

2,7%

Mỹ Latinh

198,376

191,490 6,886

3,6%

Trung Đông

37,682

36,657 1,025

2,8%

Bắc Mỹ

290,724

288,957 1,767

0,6%

Châu Đại Dương

10,972 10,706 0,266

2,5%

Tổng cộng

1.396,438

1.379,734 16,705

1,2%

Tăng trưởng rõ nét theo ngành chăn nuôi: Gia cầm dẫn đầu

Gia cầm tiếp tục là ngành chăn nuôi dẫn đầu về sản lượng thức ăn với hơn 595 triệu tấn, chiếm 42,7% tổng lượng sản xuất toàn cầu. Bò sữa và heo lần lượt chiếm tỷ trọng lớn tiếp theo, phản ánh vai trò chủ lực của các ngành này trong chuỗi cung ứng thực phẩm.

Đáng chú ý, ngành thức ăn cho thú cưng ghi nhận mức tăng trưởng 4,5% – cao nhất trong tất cả các nhóm, cho thấy xu hướng nuôi thú cưng gia tăng trên toàn cầu. Ngược lại, ngành nuôi trồng thủy sản và nhóm “loài khác” như thỏ, hươu…sụt giảm nhẹ.

Bảng 2 – Sản lượng thức ăn chăn nuôi theo ngành

Ngành chăn nuôi Sản lượng 2024 (triệu tấn) Sản lượng 2023 (triệu tấn) – đã điều chỉnh Tăng trưởng (triệu tấn) Tăng trưởng (%)

Tỷ lệ so với tổng sản lượng (%)

Thủy sản (Aqua)

52,966

53,568 (0,602) -1,1%

3,8%

Bò thịt (Beef)

134,054

131,627 2,427 1,8%

9,6%

Bò sữa (Dairy)

165,500

160,426 5,074 3,2%

11,9%

Ngựa (Equine)

9,630

9,414 0,215 2,3%

0,7%

Nhai lại khác

23,636

23,148 0,488 2,1%

1,7%

Loài khác (*)

7,874

8,188 (0,314) -3,8%

0,6%

Thú cưng (Pet)

37,692

36,068 1,624 4,5%

2,7%

Heo (Pig)

369,293 371,406 (2,113) -0,6%

26,4%

Gia cầm (Poultry)

595,795

585,889 9,905 1,7%

42,7%

Tổng cộng

1.396,438

1.379,734 16,705 1,2%

100%

(*) Nhóm “Loài khác” bao gồm: vật nuôi nhỏ như thỏ, hươu, nai, lạc đà; chim đặc sản như chim cút, trĩ; và các loài vật nuôi hiếm khác được nuôi trong trang trại hoặc môi trường quản lý đặc biệt.

Mở rộng quy mô sản xuất: Số lượng nhà máy tăng đáng kể

Tổng số nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi toàn cầu tăng từ 27.802 lên 28.230 – tương đương 428 nhà máy mới. Trong đó, châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực sôi động nhất với 584 nhà máy mới, nhờ dòng vốn đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia và chính sách nội địa hóa nguyên liệu. Ở chiều ngược lại, châu Âu và Bắc Mỹ ghi nhận số lượng nhà máy giảm nhẹ do xu hướng tái cơ cấu, sáp nhập nhà máy để nâng cao hiệu suất và giảm chi phí cố định.

Bảng 3 – Số lượng nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi theo khu vực

Khu vực

Số lượng nhà máy năm 2024 Số lượng nhà máy năm 2023 (đã cập nhật)

Chênh lệch

Châu Phi

2.228

2.188

+40

Châu Á – TBD

8.211 7.627

+584

Châu Âu

6.252 6.421

-169

Mỹ Latinh

4.426 4.356

+70

Trung Đông

844 872 -28

Bắc Mỹ

6.069 6.143 -74

Châu Đại Dương

200 195

+5

Tổng cộng

28.230 27.802

+428

10 quốc gia dẫn đầu thế giới về sản lượng: Việt Nam giữ vững vị trí thứ 8

Trung Quốc vẫn giữ ngôi vị đầu bảng với hơn 315 triệu tấn dù giảm nhẹ so với năm 2023. Hoa Kỳ và Brazil tiếp tục xếp hạng 2 và 3. Đáng chú ý, Việt Nam duy trì vị trí thứ 8 với sản lượng gần 26 triệu tấn, tăng 3,41%. Điều này phản ánh hiệu quả chính sách thúc đẩy sản xuất nội địa, đầu tư hạ tầng và kiểm soát dịch bệnh.

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ ghi nhận mức tăng trưởng cao trong nhóm 10 nước dẫn đầu, lần lượt đạt 8,53% và 4,83%, cho thấy sự bứt phá từ các thị trường ngoài OECD.

Bảng 4 – Top 10 quốc gia sản xuất thức ăn chăn nuôi nhiều nhất

Quốc gia

Sản lượng năm 2024 (triệu tấn) Sản lượng năm 2023 (triệu tấn) – đã điều chỉnh Tăng trưởng (triệu tấn) Tăng trưởng (%) Thứ hạng 2024

Thứ hạng 2023

Trung Quốc

315,030 321,548 -6,518 -2,03% 1 1

Hoa Kỳ

269,620 267,787 1,834 0,68% 2 2

Brazil

86,636 84,581 2,055 2,43% 3 3

Ấn Độ

55,243 52,834 2,409 4,56% 4

4

Mexico

41,401 40,837 0,564 1,38% 5 5

Nga

38,481 35,456 3,025 8,53% 6 6

Tây Ban Nha

35,972 35,455 0,517 1,46% 7

7

Việt Nam

25,850 24,997 0,853 3,41% 8

8

Thổ Nhĩ Kỳ

24,502 23,374 1,128 4,83% 9

10

Nhật Bản

24,297 24,264 0,033 0,14% 10

9

Phân tích theo từng ngành cụ thể: Biến động có chọn lọc

Sản lượng thức ăn cho gà thịt năm 2024 tăng 1,8% so với năm trước, đạt hơn 385 triệu tấn. Trung Đông nổi bật với tốc độ tăng trưởng lên đến 9,2%, cho thấy sự mở rộng chăn nuôi quy mô lớn phục vụ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu. Mỹ Latinh và châu Phi cũng có mức tăng ổn định nhờ nhu cầu tiêu thụ thịt gia cầm giá rẻ. Trong khi đó, châu Á – Thái Bình Dương giữ sản lượng cao nhất nhưng chỉ tăng khiêm tốn 0,6%, phản ánh sự ổn định sau giai đoạn tăng nóng.

Bảng 5 – Sản lượng thức ăn cho gà thịt (Broiler)

Khu vực

Sản lượng 2024 (triệu tấn) Sản lượng 2023 (triệu tấn) – đã điều chỉnh Tăng trưởng (triệu tấn) Tăng trưởng (%)

Châu Phi

17,674 17,220 0,454 2,6%

Châu Á – TBD

161,473 160,436 1,037

0,6%

Châu Âu

55,951 54,976 0,975

1,8%

Mỹ Latinh

73,580 71,024 2,556 3,6%

Trung Đông

12,996 11,902 1,094

9,2%

Bắc Mỹ

59,573 58,792 0,781 1,3%

Châu Đại Dương

4,169 4,087 0,082

2,0%

Tổng cộng

385,415 378,437 6,979

1,8%

Tổng sản lượng thức ăn cho gà đẻ đạt 173 triệu tấn, tăng 1,4%. Châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục là khu vực dẫn đầu với gần 83 triệu tấn, chiếm gần một nửa toàn cầu. Mỹ Latinh cho thấy sức bật đáng kể với mức tăng 4,7%, nhờ gia tăng tiêu thụ trứng nội địa. Châu Âu và Bắc Mỹ ghi nhận sụt giảm nhẹ, có thể do thay đổi thói quen tiêu dùng và chi phí sản xuất cao. Nhìn chung, ngành gà đẻ giữ vai trò ổn định và an toàn trong cơ cấu chăn nuôi.

Bảng 6 – Sản lượng thức ăn cho gà đẻ

Khu vực

Sản lượng 2024 (triệu tấn) Sản lượng 2023 (triệu tấn) – đã điều chỉnh Tăng trưởng (triệu tấn) Tăng trưởng (%)

Châu Phi

8,473 8,333 0,140 1,7%

Châu Á – TBD

82,956 80,975 1,981

2,4%

Châu Âu

30,959 31,071 (0,113)

-0,4%

Mỹ Latinh

26,221 25,039 1,182 4,7%

Trung Đông

6,639 6,709 (0,070)

-1,1%

Bắc Mỹ

16,815 17,557 (0,742) -4,2%

Châu Đại Dương

0,974 0,942 0,032

3,4%

Tổng cộng

173,038 170,627 2,410

1,4%

Sản lượng thức ăn cho heo toàn cầu giảm nhẹ 0,6%, do ảnh hưởng chủ yếu từ châu Á – Thái Bình Dương, nơi ghi nhận mức giảm hơn 6 triệu tấn. Đây là hệ quả của sự điều chỉnh sản xuất tại Trung Quốc nhằm hạn chế dư cung và ô nhiễm môi trường. Bù lại, châu Âu và Mỹ Latinh đều tăng trưởng tốt với mức tăng gần 2– 4%. Mặc dù heo vẫn là ngành chiếm tỷ trọng lớn, xu hướng chuyển dịch sang mô hình nuôi tinh gọn, giảm chi phí và kiểm soát dịch bệnh đang hình thành rõ nét.

Bảng 7 – Sản lượng thức ăn cho heo (Pig)

Khu vực

Sản lượng 2024 (triệu tấn) Sản lượng 2023 (triệu tấn) – đã điều chỉnh Tăng trưởng (triệu tấn) Tăng trưởng (%)

Châu Phi

2,816 2,988 (0,172)

-5,8%

Châu Á – TBD

183,556 189,883 (6,327) -3,3%

Châu Âu

76,323 74,337 1,986

2,7%

Mỹ Latinh

40,805 39,314 1,491 3,8%

Trung Đông

0,007 0,007 0,000

0,0%

Bắc Mỹ

64,466 63,548 0,918

1,4%

Châu Đại Dương

1,320 1,330 (0,010)

-0,8%

Tổng cộng

369,293 371,406 -2,113

-0,6%

Phân khúc bò sữa tăng trưởng tích cực với tổng mức tăng 3,2% toàn cầu. Đặc biệt, châu Phi tăng tới 25,7% – mức cao nhất trong tất cả các ngành, nhờ chính sách khuyến khích sản xuất sữa nội địa và hỗ trợ trang trại quy mô nhỏ. Châu Âu và Mỹ Latinh tiếp tục tăng trưởng đều đặn, cho thấy ngành sữa vẫn giữ vai trò quan trọng trong chiến lược dinh dưỡng và phát triển nông nghiệp. Bắc Mỹ giảm nhẹ do điều chỉnh theo nhu cầu thị trường và thay đổi chính sách trợ giá.

Bảng 8 – Sản lượng thức ăn cho bò sữa (Dairy)

Khu vực

Sản lượng 2024 (triệu tấn) Sản lượng 2023 (triệu tấn) – đã điều chỉnh Tăng trưởng (triệu tấn)

Tăng trưởng (%)

Châu Phi

8,275

6,581 1,694

25,7%

Châu Á – TBD

29,861

29,159 0,703

2,4%

Châu Âu

47,450

45,316 2,135

4,7%

Mỹ Latinh

22,749 21,917 0,832

3,8%

Trung Đông

7,205 7,221 (0,016)

-0,2%

Bắc Mỹ

48,321

48,580 (0,259)

-0,5%

Châu Đại Dương

1,638 1,653 (0,015)

-0,9%

Tổng cộng

165,500

160,426 5,074

3,2%

Sản lượng thức ăn cho bò thịt tăng 1,8%, với điểm nhấn nổi bật là châu Phi (+32,2%) và châu Đại Dương (+11,1%). Đây là dấu hiệu cho thấy mô hình nuôi bò cỏ kết hợp vỗ béo công nghiệp đang mở rộng ở các khu vực khí hậu phù hợp. Châu Á – Thái Bình Dương lại giảm mạnh 6%, phần nào phản ánh việc cắt giảm đàn do chi phí cao và nhu cầu tiêu thụ giảm. Bắc Mỹ vẫn giữ sản lượng lớn nhất, cho thấy vai trò dẫn đầu trong ngành thịt đỏ toàn cầu.

Bảng 9 – Sản lượng thức ăn cho bò thịt (Beef)

Khu vực Sản lượng 2024 (triệu tấn) Sản lượng 2023 (triệu tấn) – đã điều chỉnh Tăng trưởng (triệu tấn) Tăng trưởng (%)
Châu Phi

6,771

5,122 1,649

32,2%

Châu Á – TBD

19,754 21,020 (1,266)

-6,0%

Châu Âu

18,003

17,597 0,406

2,3%

Mỹ Latinh

15,365

14,682 0,683

4,7%

Trung Đông

2,049 2,055 (0,006)

-0,3%

Bắc Mỹ

71,312

70,431 0,881

1,3%

Châu Đại Dương

0,800 0,720 0,080

11,1%

Tổng cộng

134,054

131,627 2,427

1,8%

Toàn cầu ghi nhận sụt giảm nhẹ 1,1% trong sản xuất thức ăn thủy sản. Nguyên nhân chính đến từ châu Á – Thái Bình Dương, nơi sản lượng giảm gần 650 nghìn tấn do thời tiết khắc nghiệt và chi phí đầu vào tăng cao. Trong khi đó, châu Phi và châu Đại Dương có mức tăng trưởng mạnh nhất (trên 9%), nhờ mở rộng nuôi cá nước ngọt và mô hình nuôi công nghệ cao. Mặc dù giảm, thủy sản vẫn là phân khúc chiến lược với dư địa phát triển lớn trong tương lai.

Bảng 10 – Sản lượng thức ăn cho nuôi trồng thủy sản (Aquaculture)

Khu vực

Sản lượng 2024 (triệu tấn) Sản lượng 2023 (triệu tấn) – đã điều chỉnh Tăng trưởng (triệu tấn)

Tăng trưởng (%)

Châu Phi

1,726

1,582 0,143

9,1%

Châu Á – TBD

37,074

37,721 (0,647)

-1,7%

Châu Âu

4,775 4,676 0,099

2,1%

Mỹ Latinh

6,831

6,992 (0,162)

-2,3%

Trung Đông

1,016

1,023 (0,006)

-0,6%

Bắc Mỹ

1,309

1,359 (0,050)

-3,7%

Châu Đại Dương

0,235

0,215 0,020

9,3%

Tổng cộng

52,966 53,568 -0,602

-1,1%

Thức ăn cho thú cưng có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong tất cả các ngành, đạt 4,5% toàn cầu. Châu Phi gây ấn tượng với mức tăng 60,3%, phản ánh sự bùng nổ xu hướng nuôi thú cưng tại đô thị hóa nhanh. Châu Á – Thái Bình Dương cũng tăng 11%, cho thấy tiềm năng mở rộng thị trường. Bắc Mỹ và châu Âu vẫn là hai thị trường ổn định với sản lượng cao. Ngành petfood không chỉ tăng trưởng tốt mà còn mang lại giá trị gia tăng cao trong chuỗi thức ăn.

Bảng 11 – Sản lượng thức ăn cho thú cưng

Khu vực

Sản lượng 2024 (triệu tấn) Sản lượng 2023 (triệu tấn) – đã điều chỉnh Tăng trưởng (triệu tấn)

Tăng trưởng (%)

Châu Phi

1,322

0,825 0,497

60,3%

Châu Á – TBD

4,164

3,751 0,413

11,0%

Châu Âu

11,727

11,542 0,185

1,6%

Mỹ Latinh

8,356

8,129 0,227

2,8%

Trung Đông

0,107

0,106 0,001

0,9%

Bắc Mỹ

11,437

11,175 0,262

2,3%

Châu Đại Dương

0,580

0,540 0,040

7,4%

Tổng cộng

37,692

36,068 1,624

4,5%

Dù chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng ngành, thức ăn cho ngựa vẫn tăng đều đặn 2,3% toàn cầu. Châu Âu và châu Phi tăng trưởng mạnh, lần lượt là 5,3% và 4,5%, nhờ nhu cầu trong thể thao, du lịch sinh thái và cưỡi ngựa giải trí. Bắc Mỹ vẫn là thị trường lớn nhất với hơn 5 triệu tấn. Trung Đông sụt giảm nhẹ do thay đổi cấu trúc sở hữu ngựa và khí hậu bất lợi. Ngành thức ăn cho ngựa tuy nhỏ nhưng có tính ổn định và thị phần trung thành.

Bảng 12 – Sản lượng thức ăn cho ngựa (Equine)

Khu vực Sản lượng 2024 (triệu tấn) Sản lượng 2023 (triệu tấn) – đã điều chỉnh Tăng trưởng (triệu tấn)

Tăng trưởng (%)

Châu Phi

0,463

0,443 0,020

4,5%

Châu Á – TBD

0,389

0,381 0,008

2,2%

Châu Âu

2,072

1,968 0,104

5,3%

Mỹ Latinh

0,797

0,765 0,033

4,3%

Trung Đông

0,120

0,121 (0,000)

-0,4%

Bắc Mỹ

5,348

5,308 0,040

0,8%

Châu Đại Dương

0,440

0,430 0,010

2,3%

Tổng cộng

9,630

9,414 0,215

2,3%

Tăng trưởng sản lượng thức ăn chăn nuôi dù chỉ đạt 1,2% nhưng là tín hiệu tích cực trong bối cảnh kinh tế bất lợi. Ngành chăn nuôi toàn cầu tiếp tục chứng kiến sự chuyển dịch đến các khu vực đang phát triển như châu Phi, đồng thời đặt ra yêu cầu cao hơn về hiệu quả, bền vững và công nghệ trong chuỗi cung ứng thức ăn. Năm 2024 khép lại với nhiều kỳ vọng, mở ra cơ hội để ngành công nghiệp thức ăn chăn nuôi toàn cầu tiến gần hơn tới mục tiêu ổn định, xanh hóa và hiện đại hóa.

Trần My biên dịch

Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam

(https://nhachannuoi.vn/san-xuat-thuc-an-chan-nuoi-toan-cau-tang-truong-trong-boi-canh/, ngày 06/5/2025)

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *